04.667.1881304.667.18813

0988.678.0640988.678.064

Hà Nội

04.667.1881304.667.18813

0988.678.0640988.678.064

TP. HCM

Hotline 0988.678.064 (Ms. Hà)
Quản lý; Du lịch nước ngoài Du lịch trong nước Đặt phòng khách sạn Du thuyền Hạ Long
0988.678.064 0974.744.114 0904.596.138 0963.612.580 0988.678.064

Làng nón Phú Cam

Làng nón Phú Cam
 Từ bao đời nay, chiếc nón bài thơ xứ Huế được đưa vào thơ ca nhạc hoạ cho những ai muốn gởi chút tình vào "quai lòng nón nghiêng che" ấy. Một nhà nghiên cứu sử Huế nói rằng: "Vẻ đẹp của chiếc nón Huế vừa có bề dày lịch sử, tạo dáng độc đáo vừa lưu giữ được nét duyên ngầm có một không hai của nó". Qua bao thăng trầm của cuộc sống chiếc nón Huế vẫn trường tồn.
 Đến Huế, du khách không chỉ biết viếng thăm những di sản văn hoá thế giới như lăng tẩm các vị vua triều Nguyễn, đền đài, chùa chiền,... mà còn có thể ghé thăm những làng nghề truyền thống: Nghề đúc đồng, kim hoàn, đan lát rổ lá, và đặc biêt là nghề chằm nón. Làng nón từ xưa nổi tiếng ở Triều Sơn (huyện Hương Trà), bởi thế mới có câu hò ru của mẹ "Chợ Dinh bán áo con trai, Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim...". Sau những buổi ngồi trên du thuyền ngắm thiên nhiên hữu tình làng mạc dọc hai bờ Hương Giang, xuôi về biển Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương... trên đường về, khách có thể neo thuyền ghé thăm, mua quà lưu niệm là những chiếc nón xinh xinh tại những làng có nghề chằm nón truyền thống.
Hầu hết vùng quê nào ở Huế cũng có nghề chằm nón, nhưng muốn nói đến nón đẹp, nhiều và nổi tiếng phải kể đến làng nón Phú Cam (Phường Phước Vĩnh), làng nón Dạ Lê (Hương Thuỷ) làng nón An Cựu... Du khách trong và ngoài nước không thể không bị cuốn hút đến ngẩn ngơ khi tận mắt nhìn thấy những đôi tay mềm mại thoăn thoắt đưa đường kim mũi cước lên xuống của những cô gái trẻ, đang lần lượt cho "ra lò" những chiếc nón xinh xinh. Mỗi chiếc có 16 cái vành từ nhỏ đến lớn, tròn vành vạnh như trăng rằm. Những công đoạn tỉ mỉ để cho ra đời một chiếc nón là một nghệ thuật. Đầu tiên là vót tre, chuốt bộ vành và xây khung sao cho tròn, cân xứng. Lá dùng để làm nón mang từ rừng về phải phơi, cho vào lò sấy, rồi om, ủ sao cho vừa tới, lá khô nhưng sắc lá vẫn tươi xanh trắng mịn màng, không bị vàng thâm đen. Bước tiếp theo là chọn và ủi lá. Dùng một miếng chảo bằng gang bỏ trên lò than đang cháy, lấy một nùi vải, tẩm dầu nón để ủi vuốt lá. Lá ủi xong láng bóng mịn rất bắt mắt.

Chìm giữa hai lớp lá là các hoạ tiết, hoa văn được cắt bằng giấy màu hình ảnh biểu trưng của Huế như cầu Tràng Tiền, sông Hương núi Ngự, chùa Linh Mụ, Đại Nội, hay đôi câu thơ ca về Huế "con sông dùng dằng, con sông không chảy. Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu". Đưa nón lên soi trong nắng, những hoa văn, hoạ tiết vừa thực vừa mơ như những bức tranh thuỷ mặc hiện ra.
Trung bình một người thợ khéo tay và làm nhanh nhất cũng chỉ chằm được hai chiếc nón trong một ngày đêm. Công phu nhọc nhằn là thế nhưng chiếc nón làm quà cho du khách khi viếng thăm Huế được bán với giá rẻ bất ngờ: 10.000- 15.000 đồng/chiếc bán lẻ tại các chợ, giá mua sỉ tại nhà chỉ 6.000- 10.000 đồng/chiếc. Trừ các chi phí, nếu một đêm ngày làm cật lực, chằm đủ hai chiếc nón, người thợ thu lãi khoảng trên dưới 10.000 đồng. Đó cũng là nỗi trăn trở từ lâu của những người đang làm nên và lưu giữ cái đẹp cho Huế. Nhiều người theo nghề không nổi phải bỏ làng đi xa làm ăn. Kim Long, Phú Cam, An Cựu, Dạ Lê... những làng nón nổi xưa, mỗi nơi chỉ còn đôi ba nhà đang cố bám trụ với nghề truyền thống của mình, nhiều gia đình trong số đó đã treo khuôn bám bụi trên tường, chuyển sang buôn bán, làm ruộng để sống. Chủ buồn, khách cũng buồn, làng quê vắng vẻ hẳn. Âu đó cũng là nỗi buồn đã được thấm sâu vào từng đường kim mũi cước của người làm nón trong thời kỳ nghề đang gặp nhiều lao đao, lấy công làm lãi, nhưng lãi chẳng là bao.
 
Tạm biệt Huế, văng vẳng bên tai người khách lạ lời nhắn gửi đầy lưu luyến ngậm ngùi: "Nón rất Huế nhưng đời không phải thế. Mặt trời lên từ phía nón em nghiêng...".
 
Các bài liên quan